Một góc Quảng trường Thời đại.
Trong đó, 54% công ty chặn hoàn toàn các mạng xã hội, còn 19% khác chỉ cho phép sử dụng chúng “cho mục đích kinh doanh”.
Chỉ 10% công ty được khảo sát cho phép sử dụng mạng xã hội trong lúc làm việc vì mục đích cá nhân; 16% cũng đồng ý cho sử dụng nhưng phải “hạn chế”. Báo cáo được Robert Half Technology đưa ra vào ngày 6/10 vừa qua.
Cuộc nghiên cứu do một công ty nghiên cứu độc lập thực hiện, khảo sát hơn 1400 giám đốc phòng thông tin tại
các công ty Mỹ có hơn 100 nhân viên trở lên. Đồng nghĩa với việc kết quả đưa ra không bao gồm các doanh nghiệp nhỏ.
Quy định sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc là một vấn đề phức tạp. Có một số “vấn đề” mà những con số nêu ra ở trên không thể hiện được hết. Ví như “sự hạn chế” sử dụng mạng xã hội vì mục đích cá nhân nghe có vẻ như việc chặn một phần lớn (nhưng không hoàn toàn) các mạng xã hội đơn giản chỉ là đặt ra một quy tắc “đừng nói xấu sếp của bạn trên Facebook”.
Ngoài ra, một số công ty còn đặt ra những chuẩn khác nhau cho nhân viên theo cấp bậc khác nhau. Thí dụ, những nhân viên đảm trách nhiệm vụ “trông coi” tài khoản Twitter của công ty và bộ phận nhân sự sẽ có thêm các đặc quyền hơn.
“Sử dụng các mạng xã hội có thể làm chệch hướng sự quan tâm của nhân viên khỏi những thứ cần phải được ưu tiên hơn, do đó, cũng là điều dễ hiểu khi nhiều công ty đặt ra các giới hạn”, Dave Willmer – giám đốc điều hành của Robert Half Technology cho hay “Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề, các trang web mạng xã hội được khuyến khích bởi nó là công cụ kinh doanh hiệu quả, đó là lý do vì sao một trong năm công ty cho phép sử dụng nó vì mục đích công việc”.
Đi kèm với kết quả khảo sát, các công ty cũng đưa ra một số lời khuyên cho những người yêu thích mạng xã hội
trong công việc: phải quan tâm đến các chính sách của sếp, đừng phàn nàn về sếp hoặc đồng nghiệp của bạn trên mạng Internet, tự kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội để tránh mất quá nhiều thời gian vào đó.
0 comments:
Post a Comment