Tuesday, October 6, 2009

Làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh

(danghienIT) - Khi mới bước vào nghề nhiếp ảnh, bạn nên chọn cho mình một máy dSLR phổ thông, nắm vững các kiến thức sử dụng máy cũng như các thao tác cơ bản khi chụp hình.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất để giúp bạn đến với nhiếp ảnh một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.

Chọn lựa máy ảnh SLR (máy ảnh ống kính rời)

Khi đến với con đường nhiếp ảnh, bạn cần phải trang bị cho mình một máy ảnh có ống kính thay đổi được, có thể là một máy SLR (máy phim) hoặc dSLR (máy số). Với nhiều loại ống kính phong phú, bạn có thể sáng tác nhiều thể loại đa dạng.

Việc kế tiếp, bạn cần phân biệt máy ảnh định mua thuộc dòng phổ thông, bán chuyên hay chuyên nghiệp. Dòng phổ thông sẽ hạn chế về chức năng, một khi bạn “lên tay” thì cảm thấy không thỏa mãn nhu cầu của mình. Dòng bán chuyên đương nhiên sẽ có nhiều thứ hơn hẳn dòng phổ thông, nếu bạn quyết định mình là tay máy nghiệp dư thì sẽ hài lòng với dòng sản phẩm này. Còn với dòng chuyên nghiệp thì khá hoàn hảo, tính năng đa dạng đủ đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của những tay máy chuyên nghiệp.

Chọn ống kính cho máy ảnh

Ống kính được tính bằng độ dài tiêu cự, được ghi trên thân ống kính. Độ dài tiêu cự 50mm được gọi là ống normal, góc nhìn tương đương với mắt người. Ống kính có tiêu cự lớn hơn 50mm được gọi là ống kính tele, có tính năng chụp được những chủ thể ở xa kéo gần lại. Ống kính có tiêu cực nhỏ hơn 50mm được gọi là ống kính wide, dùng để thu gom cảnh vật cần chụp vào góc nhìn toàn diện.

Loại ống kính được chia làm 2 loại: fix và zoom. Ống kính fix có một độ dài tiêu cự như: 50mm, 24mm, 105mm, 400mm… Nếu ống kính có tiêu cự thay đổi được gọi là ống kính zoom. Phần lớn ống zoom thường được bán kèm với máy ảnh (được gọi là bộ KIT). Ví dụ: bộ KIT máy ảnh Canon EOS 400D có kèm theo ống kính zoom 18-55mm f3.5-5.6. Nếu khi mua máy không có ống kính đi kèm, bạn có thể chọn cho mình theo 2 tiêu chí sau: tiêu cự zoom gần càng nhỏ càng tốt, đồng thời trị số F càng nhỏ càng tốt.

Làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh

Bộ KIT Canon EOS 400D với ống kính zoom 18-55mm f3.5-5.6

Linh kiện

Khi đã có máy ảnh rồi thì bạn cần có một cái túi đựng vừa ý. Túi đạt tiêu chuẩn thì làm bằng vật liệu tốt, quai đeo chắc chắn, có thêm vài ngăn để đựng thêm 1-2 ống kính và nếu có đính thêm áo dù tránh mưa càng tốt. Nếu có đi du lịch hoặc “sáng tác” nhiều ngày thì bạn nên sắm thêm pin dự phòng cùng chủng loại máy mà mình sử dụng.

Làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh

Túi máy ảnh Stealth Reporter D100 AW

Bắt tay vào sử dụng

Trước khi thao tác máy, bạn cần đọc lướt qua sách hướng dẫn và để ý những ghi chú cảnh báo ghi trong sách. Sau đó, bạn đọc kỹ lại phần sử dụng căn bản đơn giản nhất.

Thao tác tiếp theo là lắp ống kính vào máy, bạn để ý trên thân máy và ống kính luôn có dấu hiệu định vị để gài vào cho khớp. Khi đặt dấu hiệu định vị trên ống kính vào khớp dấu định vị trên thân máy thì ta vặn vào. Với mỗi thương hiệu máy thì cách vặn khác nhau, với Nikon thì vặn ngược chiều kim đồng hồ, còn Canon thì thuận theo chiều kim đồng hồ. Khi vặn, bạn nên ấn nhẹ vào và vặn nhẹ tay, cẩn thận.

Làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnhLàm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh

Đặt ống kính cho khớp với thân máy, sau đó ấn nhẹ và vặn ngược chiều kim đồng hồ nếu bạn sử dụng dòng máy ảnh của Nikon.

Xin nhắc thêm cho bạn, những điều khoản cấm trên sách hướng dẫn thì bạn đừng nên thao tác vì sẽ trả giá đắt. Những điều cần bạn nên quan tâm chung như không làm trầy xước màn chập, chấu tiếp điện nơi khớp nối ống kính và thân máy, không làm ướt máy, tránh để nhiệt độ thay đổi đột ngột, không sử dụng pin ngoài qui định, không tự tháo máy…

Làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnhLàm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh

Tháo lắp pin cẩn thận và đúng cách

Vận hành máy

Mở máy, thiết lập chế độ chụp tự động Program, thường ký hiệu là P. Khi máy ảnh ở chế độ này sẽ tự động lấy nét AF (Auto Focus) và đo sáng ma trận điểm (Matrix Metering) để đưa ra tốc độ và khẩu độ thích hợp.

Cách cầm máy

Cách cầm máy cũng là một thao tác rất quan trọng mà bạn cần biết khi bước vào con đường nhiếp ảnh. Tùy theo bạn thuận tay nào thì bạn dùng tay ngược lại để đỡ toàn bộ trọng lượng máy.

Nếu thuận tay phải, thì tay phải bạn cầm thân máy, tay trái có trách nhiệm đỡ toàn bộ trọng lượng máy là cầm và nâng ống kính. Ngón trỏ phải đặt tại vị trí nút chụp ảnh, các ngón tay của tay trái điều chỉnh độ zoom xa gần. Mắt trái hoặc phải đưa vào khung ngắm, phần lớn mọi người thường ngắm mắt phải. Tốt nhất bạn nên để mắt bên tay bấm máy vào khung ngắm vì như thế bạn có thể quan sát được những diễn tiến của khung cảnh.

Khi bấm chụp, cần phải nín thở một chút và bấm nhẹ nhàng. Lưu ý khi cầm máy đứng thì phải tập thói quen chiều đứng máy phải cố định. Cũng có khi cầm máy đứng mà tay phải ở phía dưới, điều này sẽ tạo cảm giác vướng víu khi bạn ấn nút chụp để lấy nét. Mới tập chụp thì nên chụp máy đứng theo cách đặt tay phải phía trên.

Làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh

Cách cầm máy ngang...

Làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh

... và cầm máy đứng.

Luyện tập lấy nét và bố cục ảnh

Nút bấm chụp trên máy luôn ở trạng thái hai nấc. Khi nhấn một nửa kích hoạt hệ thống lấy nét tự động AF. Máy đã lấy nét xong, ta nhấn tiếp thì sẽ chụp ảnh.

Hệ thống lấy nét có 3 chế độ: lấy nét thủ công M (Manual Focus), tự điều chỉnh bằng tay S (Single) và lấy nét tự động (Auto Focus). Máy chỉ thực hiện lấy nét lại khi bạn thả và bấm nhẹ nút chụp lần nữa. Ngoài ra, ở một số máy còn có chế độ lấy nét liên tục C (Continue Auto Focus). Tính năng này cho phép máy sẽ tiếp tục lấy nét khi bạn ấn nhẹ, giữ nút chụp ảnh và dời máy sang vị trí khác.

Hướng điểm lấy nét vào chỗ cần lấy nét. Lúc này chưa quan tâm đến bố cục. Ấn nhẹ nút chụp, hệ thống lấy nét tự động làm việc. Thường sẽ có đèn báo hiệu lấy nét xong trong viewfinder. Sau khi canh bố cục xong, ấn nút chụp thêm một nấc nữa để chụp. Khi bấm chụp lưu ý nhớ bấm nhẹ nhàng, nín thở để tránh bị rung máy làm giảm độ rõ nét.

Một số điểm lưu ý khi lấy nét:

- Chọn điểm lấy nét phải có đường nét, góc cạnh. Nếu không có thì bạn có thể chọn khu vực bên cạnh nhưng phải có cùng khoảng cách tương tự. Máy thường lấy nét chính xác những chi tiết có đường thẳng đứng so với thân máy.
- Khi gặp các chi tiết có chiều nằm ngang thì để bắt nét chính xác, bạn thử xoay máy đứng lúc lấy nét.
- Khi đặt máy ở chế độ lấy nét liên tục (AF Continus) thì việc bấm giữ nút chụp để khóa nét sẽ không có tác dụng để giữ nguyên khoảng cách đã lấy nét khi bạn dịch chuyển bố cục. Lúc này phải dùng nút chức năng AF lock để khoá hệ thống lấy nét liên tục.
- Máy sẽ không lấy nét được trong điều kiện chụp có nguồn sáng quá yếu. Bạn chỉ cần hỗ trợ ánh sáng vào thì việc lấy nét mới thực hiện được.
- Nếu điểm cần lấy nét ở vị trí nhỏ hơn khoảng cách tiêu cự ống kính thì máy không thể lấy nét được và hệ thống lấy nét sẽ bị vận hành liên tục. Trường hợp như vậy nên tránh.

Đô nhạy sáng và chất lượng ảnh

Hình ảnh được ghi nhận trên film hay sensor đều thể hiện độ nhạy sáng bằng đơn vị ISO. Trị số ISO càng cao thì tương ứng độ nhạy càng lớn, hình ảnh với ISO thấp thì có độ mịn hơn, còn hình ảnh với ISO cao thì bị nhiễu hạt hơn.

Với máy phim, khi lắp phim vào thì bạn cần đặt thông số ISO đúng với độ nhạy sáng của phim, với máy điện tử thì tự động đọc code DX trên vỏ phim để tự động cài đặt ISO. Đối với máy số, trước khi chụp bạn cần xác lập ISO cho đúng ý định chụp ảnh. Thông thường, khi cầm máy chưa quen bạn nên chọn ISO khoảng 400 để máy có được tốc độ cao nhằm tránh hiện tượng rung máy khi chụp.


Làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnhSocialTwist Tell-a-Friend


Đang tải xin vui lòng chờ...

0 comments:

Post a Comment

[▼/▲] Chèn biểu tượng vui danghienIT
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

/

Chuyên mục

Tool box

Liên kết

Trao đổi Liên kết
Loading Logos...
Bookmark and Share
 

Copyright 2009 All Rights Reserved iupro theme by Dang Quang Hien