Ảnh chụp 4/10/2009: Tân thủ lĩnh Taliban tại Pakistan Hakimullah Mehsud (giữa) và người phó Waliur Rehman (trái) cùng người phát ngôn Azam Tariq tại Sararogha, khu vực bộ lạc thuộc Nam Waziristan, dọc biên giới với Afghanistan.
Đánh giá của Cohen được đưa ra đúng vào thời điểm Tổng thống Obama và các cố vấn cấp cao đang thảo luận xem liệu có cần phải đưa thêm quân tới cuộc chiến đã tròn 8 tuổi ở
Theo Cohen, al-Qaeda đang ngày càng bị túng khó. Và theo ông, đây là kết quả của nỗ lực dài lâu của Mỹ và các đồng minh, cắt các nguồn tài chính của al-Qaeda bằng cách tấn công vào những nhà tài trợ lớn và can thiệp vào khả năng di chuyển tiền của chúng.
Trong nửa năm 2009, các lãnh đạo al-Qaeda đã bốn lần công khai kêu gọi hỗ trợ tiền để củng cố việc tuyển mộ và huấn luyện.
“Chúng tôi đánh giá al-Qaeda đang ở trong điều kiện tài chính tồi tệ nhất trong vòng nhiều năm nay và kết quả là sự ảnh hưởng của chúng cũng đang bị tàn dần”, Cohen cho biết trong một cuộc họp bàn về cách đối phó với nạn rửa tiền do Hiệp hội các ngân hàng và nhà hàng Mỹ tài trợ.
Tuy nhiên, Cohen cảnh báo tình hình có thể bị đảo ngược nhanh chóng bởi có một lượng lớn các nhà tài trợ “sẵn sàng đóng góp cho al-Qaeda” vẫn tồn tại.
Còn Taliban có vẻ như đang dẫn đầu trong việc quyên tiền, mặc dù cộng đồng quốc tế đã nỗ lực hết mình để chặn dòng chảy của tiền mặt cho chúng. Ma tuý là nguồn sinh tiền chủ yếu của nhóm này.
Trong khi đó, Richard Holbrooke, đặc phái viên Mỹ tại
Ngoài ra, tướng quân đội Stanley McChrystal, chỉ huy cấp cao của Mỹ tại Afghanistan, cho biết trong bản đánh giá dài 66 trang về tình hình cuộc chiến rằng họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn các dòng tiền rót cho Taliban do các nguồn tiền này rất đa dạng.
Cũng theo Cohen, một phần tiền bất hợp pháp Taliban thu về đã được “tuồn” ra ngoài và tham gia vào hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, Cohen không nói rõ khoản tiền đó là bao nhiên cũng như chi tiết về điểm đến của nó.
(Theo Dân Trí)
0 comments:
Post a Comment